Cô giảng viên y khoa mê võ và tiếng sét với JiuJitsu

Cô giảng viên y khoa mê võ và tiếng sét với JiuJitsu

Cần biết về JiuJitsu trước khi tập luyện Human of Gisdio

13 Tháng bảy, 2024, bởi Gisdio

Cô giảng viên y khoa mê võ và tiếng sét với Jiu-Jitsu

Nguyễn Thu Hà đang là giáo viên hóa sinh của Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Nếu gặp Hà ở ngoài đời, thấy một cô gái nhỏ nhắn, làm việc trong ngành y, luôn nhỏ nhẹ khi tiếp xúc với sinh viên – thật khó để hình dung ra hình tượng một võ sinh sôi nổi và quyết liệt trên thảm tập.

Jiu -Jitsu thường bị hiểu nhầm là một bộ môn khốc liệt, do được biết đến thông qua bộ môn MMA được các võ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn. Thực tế khi tập luyện lại hoàn toàn khác, sự tiết chế trong đấu luyện và tinh tế khi thực hiện các động tác đã thuyết phục Hà lựa chọn bộ môn này. Sau 6 tháng tập luyện cùng một chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đúng cách, Hà bớt bị tụt đường huyết, không còn chóng mặt ngất xỉu khi làm việc quá sức. Cùng Gisdio tìm hiểu câu chuyện của Hà nhé!

1. Chào Hà, Hà có thể giới thiệu bản thân mình cho mọi người biết được không?

Chào bạn, mình là Nguyễn Thu Hà. Hiện tại Hà đang giảng dạy tại bộ môn Hóa – Sinh Hóa Đại Cương của trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch. Bên cạnh đam mê khoa học y sinh thì sở thích của Hà là võ thuật, chạy Marathon, đi du lịch để tìm hiểu lịch sử Việt Nam và viết lách.

2. Làm sao Hà biết để tập luyện Brazilian JiuJitsu?

Hà biết đến JiuJitsu do bạn mình giới thiệu. Chưa bao giờ, Hà thấy môn võ nào khi đấu mà cả hai đối thủ cùng nằm trên sàn cả nên ấn tượng. Đúng lúc đó Gisdio mở lớp, Hà tới tập thử thì kỹ thuật JiuJitsu chủ yếu là các đòn bẻ khóa siết khớp cho mình rất nhiều cơ hội kiểm soát và tránh được các vết thương do vô ý khi tập luyện. Tính cách của mình không muốn gây tổn thương cho người khác, rất sợ vô tình tập đấm tập đá làm bạn tập bị thương cùng. Các huấn luyện viên Gisdio và các anh chị học viên thì siêu thân thiện nên mình quyết định tập luyện.

3. Mình thấy Hà là người yêu thích thể thao vừa chạy bộ, vừa học võ. Có động lực hay lý do gì làm Hà thích thể thao không?

Công việc của Hà phải nghiên cứu, giảng dạy và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, có những lúc cao điểm mình phải giảng dạy 800 sinh viên cùng 1 lúc. Lúc đầu chưa quen việc, nhiều thời điểm phải làm đến 11,12h khuya khiến cơ thể mình suy nhược và stress nặng. Hà dễ chóng mặt và hay bị ngất xỉu. Trong một lần nhập viện Hà biết rằng đường huyết của mình ở dưới ngưỡng trung bình. Bản thân là một người nghiên cứu lĩnh vực y sinh nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng nhưng sức khỏe của mình lại sa sút. Khoảnh khắc ấy Hà tự nhủ rằng mình cần phải có một lối lành mạnh hơn, phải bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học và theo đuổi một bộ môn thể thao nào đó để cải thiện sức khỏe. Và Hà thấy JiuJitsu là môn đủ khó và đủ hấp dẫn để mình học hỏi.

4. Có rất nhiều định kiến về việc học võ nào là bạo lực, dễ chấn thương. Sao Hà không chọn bộ môn nào khác như gym, yoga, dance… mà lại chọn võ thuật, cụ thể hơn là JiuJitsu để cải thiện sức khỏe?

Thật sự là khi biết mình học võ thì rất nhiều anh chị đồng nghiệp của mình không ủng hộ, con gái tập võ làm chi? Lý do mà Hà chọn tập JiuJitsu ở hiện tại mà không phải tập Gym, Yoga hay Dance là khi học JiuJitsu mình được tương tác với các học viên khác, tập gym thì mình ít có cơ hội đó hơn. Hơn nữa tập JiuJitsu không có đấm đá, chủ yếu là các đòn bẻ khóa siết nên không có bạo lực lắm đâu. Ở lớp Gisdio có rất nhiều chị em tập luyện JiuJitsu với mình rất vui

5. Hà đã tập JiuJitsu bao lâu rồi? Sau chừng đó thời gian tập luyện Hà có cảm thấy sức khỏe mình cải thiện không?

Mình đã tập JiuJitsu được 6 tháng. Sau khi tập luyện đúng là sức khỏe của mình cả về thể chất và tinh thần được cải thiện lên nhiều. Chơi thể thao giúp mình giảm stress và bớt suy nghĩ tiêu cực. Đến lớp Gisdio gặp các Coach nhiệt tình, anh chị tập cùng dễ mến, vui vẻ cùng nhau tiến bộ. Trò chuyện với người phần nào giúp Hà giải tỏa căng thẳng và học hỏi nhiều điều trong cuộc sống. Khoảng tháng 11 năm ngoái, trường của Hà đang làm nghiên cứu về tỷ lệ dinh dưỡng của các nhân viên Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, kết quả của Hà khá bất ngờ khi chế độ chuyển hóa dinh dưỡng của mình lại được 19. Đồng nghiệp của Hà thấy vậy mới nói: ‘Trời không ngờ Hà tốt ghê á, không ngờ là được 19 tuổi, chớ Hà biết không tôi 60 tuổi, trong khi đó 2 đứa bằng nhau 30 tuổi.

6. Sức khỏe được cải thiện, giảm stress thì công việc của Hà có cải thiện hơn không?

Lúc đầu chưa quen việc nên thời gian đầu hay bị mệt và chóng mặt. Bây giờ công việc đã làm quen, có đủ kiến thức và kinh nghiệm cộng với tập luyện thể thao thường xuyên nên ở hiện tại Hà khỏe hơn rất nhiều, không còn hay bị chóng mặt nữa. Những lúc trò chuyện với mọi người tại Gisdio cũng làm cho Hà có động lực tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực mình đang làm việc.

7. Bên cạnh việc giúp Hà cải thiện sức khỏe, giảm stress thì JiuJitsu còn giúp gì cho Hà nữa không?

Chắc có lẽ Hà càng cảm thấy đam mê và yêu thích lĩnh vực mình đang làm hơn: khoa học y sinh. Hà rất quan tâm đến y học thể thao như chế độ dinh dưỡng như thế nào? Chế độ nghỉ ngơi như thế nào để tập võ hiệu quả nhất? Vì sao lại có chấn thương xảy ra, làm sao để hạn chế chấn thương đó? Cơ chế khoa học, nguyên nhân gì nằm sau những điều đó… Hà tìm hiểu những vấn đề đó đúc kết lại và chia sẻ blog cá nhân của mình và cũng được rất nhiều người đón nhận.

8. Là giảng viên giảng dạy 800 sinh viên, chuẩn bị vật dụng thí nghiệm, nghiên cứu, viết blog… làm cách nào Hà có thể sắp xếp thời gian tập luyện JiuJitsu?

Hà tự đặt lịch cá nhân của mình đảm bảo mỗi tuần tối thiểu mình dành 150 phút tập thể lực. Vì công việc mình khá bận nên không phải lúc nào cũng đến lớp được nên mình có kết hợp giữa chạy bộ và tập luyện JiuJitsu. Hôm nào có thời gian ít hơn 1 tiếng thì mình chạy bộ, hôm nào có nhiều thời gian hơn thì mình tập JiuJitsu vì một lớp học JiuJitsu cùng với thời gian chuẩn bị, di chuyển khá lâu. Nếu tuần nào không có gì bận thì mình sẽ cố tập JiuJitsu tầm 6-7 buổi/tuần. Nói chung mình linh hoạt để đảm bảo lượng tập luyện tối thiểu đã đề ra.

9. Là giảng viên trường y, nghiên cứu và đọc tài liệu rất nhiều, chị thấy thế nào nguy cơ chấn thương của JiuJitsu?

Có một cách để chúng ta hạn chế chấn thương là… không tham gia môn thể thao nào cả. Nói như vậy để mình phải học cách chấp nhận đã chơi thể thao thì nguy cơ dính chấn thương là sẽ có. Tuân theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên như tại lớp Gisdio thì các Coach luôn nhắc nhở bảo vệ bạn tập, bảo vệ đồng đội. Tập luyện dần theo thời gian chúng ta có kinh nghiệm hơn, nắm kỹ thuật tốt hơn và biết cách kiểm soát cơ thể tốt hơn thì cũng hạn chế được các chấn thương. Còn JiuJitsu mình thấy vì không sử dụng đấm đá nhiều nên tránh được đa số các vết thương do vô ý, nếu có hầu hết là các vết bầm tím trong cơ thể nên không ảnh hưởng gì nhiều với công việc nên mình vẫn thấy là JiuJitsu an toàn cho mọi người cùng tập nè.

Cảm ơn Hà đã chia sẻ câu chuyện của mình và JiuJitsu. Mong là Hà sẽ đồng hành cùng JiuJitsu dài lâu và mau chóng xuất bản sách chia sẻ những câu chuyện thú vị và hay họ mà mình đã nghiên cứu.

Ngoài ra

  • Nếu bạn đang tìm hiểu về JiuJitsu thì đây là những bài viết bạn nên học trước khi ra quyết định tập luyện.
  • Nếu bạn đã tập luyện JiuJitsu thì đây là những bài viết bạn nên đọc để hành trình tập luyện JiuJitsu hiệu quả và bền bỉ.

Tiếp theo

Cần biết về JiuJitsu trước khi tập luyện

Human of Gisdio